Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người khiến phụ huynh vô cùng lo lắng khi không biết con đang gặp phải vấn đề gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý để trẻ không còn bị làm phiền bởi tình trạng này nhé!

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người

Vì sao trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người?

Nổi mẩn đỏ khắp người là hiện tượng ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bởi làn da bé khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng với tác nhân từ bên ngoài môi trường. Đa phần bé bị nổi mẩn đỏ không kèm theo triệu chứng sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày nếu được chăm sóc tốt. Mặc dù vậy vẫn có trường hợp mẩn đỏ xuất phát từ các bệnh lý ngoài da. Dưới đây là một số bệnh lý liên quan đến tổn thương da này ở trẻ:

Mề đay, mẩn ngứa

Nổi mề đay không chỉ xuất hiện ở người trưởng thành mà còn phổ biến ở trẻ nhỏ. Bên cạnh những nốt mẩn đỏ, mề đay còn gây ngứa ngáy. Vì vậy, nếu không vệ sinh da đúng cách, trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Thông thường, tình trạng nổi mề đay ở trẻ luôn bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó. Vì vậy, khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người do mề đay, điều đầu tiên phụ huynh cần làm là khoanh vùng các nhóm yếu tố nguy cơ. Một số tác nhân có khả năng cao gây mề đay như: dị ứng thức ăn, sữa, phấn hoa, côn trùng căn, tiếp xúc với ánh nắng quá lâu, dị ứng với thuốc,…

Mề đay, mẩn ngứa
Mề đay, mẩn ngứa

Trẻ bị mụn trứng cá

Theo một vài nghiên cứu, mụn trứng cá liên quan đến tính di truyền. Đó là lý do vì sao, mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở trẻ dậy thì mà còn cả giai đoạn trẻ nhũ nhi. Chúng xuất hiện trên mặt hoặc khắp cơ thể trẻ. Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh không gây ngứa da mà chỉ khiến vùng da tổn thương bị sưng, đỏ. Lúc này, các triệu chứng có thể tự biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần mà không cần điều trị. Thế nhưng, trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người do mụn trứng cá có thể kéo dài trong vài tháng liền.

Rôm sảy

Rôm sảy là tình trạng rất phổ biến, hầu như em bé nào cũng trải qua một lần trong đời. Bệnh khiến da bé bị mẩn đỏ, đôi khi còn có cả mụn nước và ngứa ngáy. Rôm sảy thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng da kín, nhiều nếp gấp như cổ, ngực, háng, nách, lưng,… Bệnh có thể tái phát nhiều lần do sự thay đổi về thời tiết hay do trẻ không được vệ sinh đúng cách.

Trẻ bị rôm sảy
Trẻ bị rôm sảy

Sốt phát ban

Sốt ban ban cũng là nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ khắp người. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng sốt phát ban ở trẻ là do virus, nhất là virus Rubella. Ngoài sốt, trẻ bị sốt phát ban còn xuất hiện những nốt ban trên da. Tính chất của những nốt ban này là mịn, có màu hồng hoặc đỏ, xuất hiện trên khắp cơ thể. Khi nốt ban biến mất, chúng có thể gây ra nhiều vết thâm trên người trẻ.

Nhiễm nấm ngứa

Một số loại nấm có thể gây hại cho làn da bé như trichophyton tonsurans, microsporum audouinii và microsporum canis. Nấm da có thể lây lan nhanh chóng qua các đồ dùng cá nhân của trẻ. Bệnh khiến da trẻ xuất hiện các nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu, trong một số trường hợp da trẻ còn bị bong tróc như vảy gàu.

Xem ngay:  Thăng Hạng Và Xuống Hạng Trong Bóng Đá: Tìm Hiểu Sự Khác Biệt
Nhiễm nấm ngứa ở trẻ sơ sinh
Nhiễm nấm ngứa ở trẻ sơ sinh

Bệnh chàm

Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema. Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là triệu chứng điển hình của bệnh chàm. Một số khác còn có biểu hiện bong tróc da hoặc nhiễm trùng. Mỗi trẻ bị chàm đều có những yếu tố khởi phát riêng. Nhưng phổ biến nhất là bụi mịn, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, thức ăn gây dị ứng, xà phòng, da khô,… Hiện nay, bệnh chàm chưa có thuốc đặc trị. Các phương pháp áp dụng chỉ nhằm làm thuyên giảm triệu chứng.

Bệnh chốc lở

Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người bên ngoài có lớp vảy màu vàng, đi kèm với dịch mủ thì có khả năng cao bị bệnh chốc lở. Đây là bệnh lý nhiễm trùng da phổ biến ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Bệnh có khả năng lây lan rộng trên khắp vùng da trên cơ thể. Thông thường, trẻ bị chốc lở không quá nguy hiểm. Tuy vậy, trẻ cần được chăm sóc đúng cách và theo dõi y khoa nghiêm ngặt.

Dị ứng thời tiết, thực phẩm

Dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến da trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Cơ địa trẻ nhỏ khá mẫn cảm với các tác nhân từ bên ngoài. Trong đó, một số yếu tố có thể ảnh hưởng như thức ăn, chất gây dị ứng và thời tiết thay đổi. Lúc này, trẻ sẽ gặp một số biểu hiện ngoài da như mẩn đỏ, đau rát và ngứa. Một số trường hợp, dị ứng còn khiến trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, da bong tróc và khô ráp.

Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết
Trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết

Mức độ nguy hiểm khi bé bị nổi mẩn đỏ khắp người

Hầu hết, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người đều lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ nổi mẩn đỏ còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như:

  • Sốt, ho khan
  • Mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, bỏ bú, ngủ li bì
  • Các nốt mẩn đỏ xuất hiện mủ, rỉ nước, dịch vàng
  • Mẩn đỏ lan rộng, đỏ hơn trước và có dấu hiệu sưng tấy

Những biểu hiện này báo hiệu trẻ bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn nghiêm trọng. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Cách xử lý trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người nếu không đi kèm với biểu hiện bất thường thì có thể được chăm sóc tại nhà. Trường hợp thăm khám y tế, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng một số loại thuốc để đẩy nhanh tiến trình điều trị của bệnh. Phụ huynh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Dưới đây là một số cách xử lý trẻ bị nổi mẩn đỏ tại nhà mà ba mẹ có thể tham khảo:

Trị nổi mẩn đỏ bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian từ thảo dược thiên nhiên với ưu điểm dễ kiếm, tiết kiệm và cực kỳ an toàn với làn da của trẻ là phương pháp trị nổi mẩn đỏ được các mẹ vô cùng ưa chuộng. Mẹ nên kiên trì áp dụng cho bé để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Lá trà xanh

Trong lá trà xanh chứa một lượng lớn chất catechin, có tác dụng cực tốt với làn da. Chúng giúp chống viêm, diệt khuẩn gây hại trên da. Bởi vậy, khi thấy trẻ nổi mẩn đỏ khắp người hoặc gặp các bệnh lý về da, mẹ có thể sử dụng lá chè xanh để nấu nước tắm cho bé. Mẹ chuẩn bị một nắm lá chè xanh, đun với 500ml nước. Sau đó pha nước lá trà đã nấu với nước mát, đảm bảo độ ẩm để tắm cho bé.

Tắm lá trà xanh cho bé
Tắm lá trà xanh cho bé
  • Khổ qua rừng

Trong đông y, mướp đắng có tác dụng giải nhiệt, thường dùng cho các trường hợp sốt, nổi mụn nhọt, mất nước. Ngoài ra, một số thành phần trong mướp đắng còn có tác dụng chống lại sự lây lan của vi khuẩn, virus trong tế bào da. Chính vì vậy, ông bà, cha mẹ thường dùng mướp đắng tắm cho trẻ sơ sinh, giúp bé mát mẻ, sạch da và kháng khuẩn. Mẹ cần chuẩn bị 50g bao gồm lá và dây khổ qua rừng phơi khô. Đun sôi hỗn hợp với 500ml nước trong vòng 15 phút. Sau đó, hòa thêm với nước lạnh rồi tắm cho bé.

  • Lá kinh giới
Xem ngay:  Phụ nữ mang thai thường xuyên chóng mặt có sao không?

Loại nguyên liệu này được xem là rất hữu ích trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Lá kinh giới có tác dụng làm sạch da và trị mụn. Ngoài ra, lá còn có nhiều kháng sinh tự nhiên, với tác dụng sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập da. Tương tự với các mẹo trên, mẹ chỉ cần chuẩn bị một lượng lá kinh giới nhất định, đun sôi lấy nước rồi tắm cho bé. Lưu ý, nên áp dụng 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tắm cho bé bằng lá kinh giới
Tắm cho bé bằng lá kinh giới
  • Lá khế

Với đặc tính thanh nhiệt, lá khế có thể giúp trẻ chữa mẩn ngứa, rôm sảy hiệu quả. Tắm bằng lá khế giúp loại bỏ bụi bẩn, làm thoáng lỗ chân lông. Bên cạnh đó, tinh dầu trong lá khế còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn tốt, giúp bảo vệ làn da bé một cách toàn diện.

Các mẹo chăm sóc khác

Bên cạnh các mẹo dân gian trị trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người, mẹ nên kết hợp chăm sóc với các phương pháp sau:

  • Vệ sinh thân thể cho bé hàng ngày

Tắm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày là bước chăm sóc không thể bỏ qua khi bé mắc bệnh ngoài da nói chung và nổi mẩn đỏ khắp người nói riêng. Khi tắm cho bé, các mẹ nên sử dụng nước ấm, khoảng 33 độ. Đồng thời không tắm cho bé quá lâu, tránh hiện tượng khô da, gây bong tróc. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc chuyên dùng cho da của trẻ nhỏ, không tắm bằng xà phòng thông thường. Sau tắm, mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé để làm mềm da, chống khô da, nhất là ở các kẽ ngón tay, chân và bẹn.

Vệ sinh thân thể cho bé hàng ngày
Vệ sinh thân thể cho bé hàng ngày
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh

Để ngăn ngừa tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn, mẹ nên cách ly trẻ khỏi tác nhân khiến bé nổi mẩn đỏ khắp người. Chẳng hạn như thảm trải sàn, thảm len, áo lông, lông chó mèo, phấn hoa,… Để thực hiện được điều này, mẹ cần đảm bảo môi trường sống xung quanh bé được dọn dẹp thường xuyên, nhất là khu vực phòng ngủ của bé.

Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng đỏ da không giảm, thậm chí có xu hướng tiến triển nặng hơn như toàn thân tím tái, khò khè, khó thở, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện.

  • Bổ sung vitamin và chất xơ

Ăn uống đầy đủ chất cũng là cách tuyệt vời để có làn da khỏe đẹp. Với trẻ ăn dặm, mẹ nên bổ sung vitamin và chất xơ thông qua chế độ ăn hàng ngày. Một số thực phẩm có tính mát, tốt cho da trẻ phải kể đến như cam, táo, rau má, rau dền,… Với trẻ đang bú mẹ thì cần thay đổi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Hãy bổ sung thật nhiều rau xanh và trái cây để cải thiện chất lượng sữa cho bé uống nhé!

Bổ sung vitamin và chất xơ cho bé
Bổ sung vitamin và chất xơ cho bé
  • Lựa chọn trang phục phù hợp

Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, cộng thêm với việc đang bị tổn thương. Vì vậy, mẹ nên cho bé mặc các trang phục thoáng mát, mềm mại. Hoặc có thể mặc trái quần áo để giảm kích ứng lên da bé.

Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì cũng như cách xử lý phù hợp. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp mẹ sớm khắc phục được tình trạng mẩn đỏ ở trẻ. Trường hợp bé xuất hiện dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *